baby-cuatoi

Có nên mua cầu trượt cho bé không? Bao nhiêu tuổi thì chơi được?

22/02/2023 12:02

Có nên mua cầu trượt cho bé không?

Tuy là một món đồ chơi rất phổ biến nhưng nhiều phụ huynh vẫn đang phân vân “có nên mua cầu trượt cho bé không?”. Có lẽ sự phân vân đó xuất phát từ việc chưa hiểu rõ về nó. Chính vì vậy, Babycuatoi dưới vai trò 1 chuyên gia tư vấn đồ chơi trẻ em sẽ chia sẻ thêm thông tin để ba mẹ có quyết định tốt nhất.

Là một chuyên gia về đồ chơi trẻ em, Babycuatoi khuyên rằng nên mua cầu trượt cho bé. Vì sao? Để giải thích vì sao chúng ta sẽ đi qua 2 luận điểm

Thứ 1: Các bạn trẻ rất yêu thích cầu trượt.

Thứ 2: Lợi ích mà cầu trượt đem lại.

1. Các bạn trẻ rất yêu thích cầu trượt.

Sẽ rất dễ dàng để thấy đồ chơi cầu trượt có mặt ở đa số các địa điểm vui chơi, vì nó thật sự phổ biến trong việc giải trí. Và một điều nữa cũng rất dễ dàng để thấy chính là sự háo hức và phấn khích của các bạn trẻ khi được chơi cầu trượt.

Tại sao các bạn trẻ lại phấn khích như vậy?

Chúng ta cùng quay lại bản chất tích các của trẻ em, ở độ tuổi từ 2-6 các bé có nhu cầu tìm kiếm và khám phá xung quanh cực kỳ mãnh liệt, vì đó chính là cách bé đang thức đẩy quá trình học hỏi từ mọi thứ xung quanh, đó là lý do bé hay chui vào gầm bàn, gầm ghế. Khi đó cầu trượt thực sự là một sân chơi thú vị mà bé có thể trải nghiệm cảm giác đó, khám phá độ cao, cách leo trèo, cách trượt, tốc độ, …kết hợp thành 1 chuỗi hành động, tạo ra một sự phấn khích cho bé

Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

2. Lợi ích mà cầu trượt đem lại cho bé.

Đây là một phần rất hay vì nó liên quan tới các quan tới sự phát triển từng kĩ năng ở bé, Babycuatoi sẽ chia sẻ sâu 1 chút nhé.

2.1 Thúc đẩy phát triển kỹ năng vận động

Ở độ tuổi 2-6, bé không chỉ phát triển mỗi chiều cao, cân nặng mà còn là quá trình HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN các kỹ năng vận động thô và tinh. Để phát triển kỹ năng vận động tốt nhất, thay vì để bé tự nhiên thì ba mẹ có thể tác động bằng cách tạo hứng thú cho bé vận động. Khi này bộ cầu trượt sẽ đóng vai trò là một sân chơi cho bé trải nghiệm, đồng thời là âm thầm tác động vào kỹ năng vận động của bé như:

  • Đi bộ lên và xuống bậc cầu thang, sự phối hợp luân phiên các chân
  • Ngoài việc đi bộ, chạy, bé còn có khả năng leo trèo tốt, sức mạnh tay và chân được thúc đẩy
  • Phát triển kỹ năng ở bàn tay và ngón tay, khiến chúng trở nên linh hoạt hơn nhờ việc cầm nắm, bám lúc trèo

Hệ quả: Bé có thể dễ dàng cầm nắm các đồ vật nhỏ, ngón tay linh hoạt hỗ trợ cho việc vẽ hoặc viết, đôi chân cũng cứng cáp hơn không sợ bị ngã thường xuyên. Và cũng nhờ sự vận động mà sức khỏe của bé cũng tốt hơn, ăn uống ngon hơn, hệ tiêu hóa cũng được đảm bảo.

Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

2.2 Thúc đẩy sự cân bằng và phối hợp: 

Một quy trình chơi của bé sẽ bao gồm: leo lên đỉnh - trượt xuống, leo lên đỉnh- trượt xuống,.. chúng ta cùng đi phân tích nhé:

Khi mà bé có đủ khả năng để chơi một mình thì cả chiếc cầu trượt sẽ là của bé. Bé sẽ tự mình leo lên đỉnh, sau đó phải định vị nơi trượt xuống và bắt đầu trượt, về cơ bản đó là một hệ thống ngầm của sự cân bằng giữa leo và trượt, sự phối hợp giữa tay và chân. Ngoài ra, nó còn giúp bé phát triển nhận thức về không gian, vì chúng phải đáng giá thời điểm phù hợp để trượt và khi nào cần đặt chân xuống đất khi chạm tới đáy máng trượt.

Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

2.3 Thúc đẩy kỹ năng cảm xúc

Khi này, cầu trượt sẽ đóng vai trò như một câu cầu kết nối giữa bé và những người khác. Ở giai đoạn này, sẽ bắt đầu nhen nhóm sự hình thành tính cách, nếu ba mẹ để bé chơi 1 mình quá nhiều sẽ làm cho bé nhút nhát, sợ người lạ nên do vậy nếu có thể ba mẹ hãy cho bé chơi cầu trượt cùng bạn bè của mình. Nhờ những lần chơi như vậy mà bé sẽ phát triển cảm xúc, thích chơi với bạn này, không thích chơi với bạn kia. Dần dần bé sẽ thể hiện cảm xúc tốt hơn, nhất là tình cảm giữa các mối quan hệ bé tiếp xúc.

Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

2.4 Thúc đẩy kỹ năng xã hội

Khi bé chơi cùng nhiều người bạn khác thì một loạt kỹ năng xã hội khác sẽ được tác động tới như kỹ năng hợp tác, chia sẻ, luân phiên nhau chơi, tính kiên nhẫn chờ đợi, lòng khoan dung. Bé sẽ học được cách quan sát cảm xúc của người khác để hành động hợp lý, cơ hội để phát triển tình bạn và kỹ năng giao tiếp.

Những kỹ năng này sẽ là cái nền tảng, tác động lâu dài đến khả năng tương tác xã hội của bé khi bé tiếp tục phát triển ở độ tuổi lớn hơn, mọi thứ sẽ phát triển theo cấp số nhân.

 

2.5 Lợi ích kết hợp xích đu

Đó là lợi ích của cầu trượt đơn thuần, Babycuatoi sẽ nói thêm 1 chút về lợi ích của những loại cầu trượt kết hợp xích đu.

  • Luyện tập cho hệ thống tiền đình. Hệ thống này chịu trách nhiệm định vị của cơ thể trong không gian. Bởi vì đung đưa cũng là một dạng của tiến và lùi, nên cơ thể liên tục điều chỉnh để sự cân bằng diễn ra. 
  • Sự phối hợp giữa các nhóm cơ trên cơ thể, cơ bụng để giữ thẳng đứng, dùng chân để đẩy, bàn tay để bám vào dây đảm bảo an toàn, điều này sẽ khiến cho các nhóm cơ khỏe mạnh hơn.
  • Giúp bé tăng khả năng tập trung. Đây là một hoạt động được khuyến khích đối với trẻ em được chẩn đoán mắc chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) vì hành động đánh đu giúp tập trung trí não tham gia trò chơi.
  • Đánh đu giúp giải phóng endorphin vào cơ thể khiến trẻ cảm thấy vui vẻ và tập trung, giảm bớt căng thẳng, lo âu.

….

Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

3. Độ tuổi phù hợp để chơi cầu trượt

Thời điểm phù hợp nhất để cho bé chơi cầu trượt là khi bé có khả năng giữ thăng bằng và kiểm soát cơ thể khi đứng thẳng, thường thường sẽ là từ 18 tháng tới 24 tháng là bé đã có thể leo lên và trượt xuống.

Có một cách để bé có thể chơi là mua loại cầu trượt phù hợp với bé.

Đối với bé từ 2 tuổi:

  • Cầu trượt mini, có kích thước bé, bé có thể thoải mái chơi mà không lo về độ cao quá mức gây nguy hiểm
  • Cầu trượt kết hợp bập bênh có kích thước bé, có thể thay đổi giữa bập bênh và cầu trượt
Co-nen-mua-cau-truot-cho-be

Đối với bé lớn hơn thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn như:

  • Cầu trượt máng dài với máng trượt dài lên tới gần 2m, đảm bảo bé sẽ rất yêu thích
  • Cầu trượt xe bus, bé có thể biến nó thành 1 ngôi nhà bóng, hóa thân thành một người lái xe, chơi cầu trượt nếu muốn

Ba mẹ xem thêm các loại cầu trượt tại đây để có sự lựa chọn phù hợp.

Hi vọng với thông tin mà Babycuatoi cung cấp, ba mẹ đã có câu trả lời cho "có nên mua cầu trượt cho bé không?". Nếu ba mẹ cần tư vấn thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi nhé. 

Bình luận và đánh giá

5/5

2 đánh giá và nhận xét

5 sao
2
4 sao
0
3 sao
0
2 sao
0
1 sao
0

Viết đánh giá

Đánh giá

Thêm ảnh

SSuri

Bài viết hữu ích, hay cho cho các ba mẹ đang chưa biết chọn đồ chơi gì cho con

GGuest

Cảm ơn Baby của tôi đã chia sẻ bài viết hữu ích

tthanhnt

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ sản phẩm của shop. Babycuatoi rất vui được phục vụ bạn trong những đơn hàng tiếp theo. Cần tư vấn thêm bạn vui lòng gọi hotline:18006598 để được tư vấn thêm bạn nhé !

20/07/22 17:24

Copyright © 2019 babycuatoi.vn Alright reversed. Designed by Sudo

Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

1800.6598

Chat với chúng tôi qua zalo

Chat ngay để nhận tư vấn

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau