baby-cuatoi

10 điều cần nhớ khi chơi với trẻ

22/02/2023 11:02

Chơi đùa là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ hình thành thói quen giao tiếp, đồng thời phát triển sự hứng thú với các đồ chơi trẻ em. Dưới đây là 10 điều cần ghi nhớ khi chơi với trẻ.

Tỏ ra vui thích khi cùng bé chơi đùa

Quan trọng nhất khi chơi với bé là cha mẹ phải tỏ ra hứng thú. Nếu thấy cha mẹ chơi một cách miễn cưỡng, bé sẽ có suy nghĩ tiêu cực rằng “chẳng lẽ chơi với mình lại chán ngắt như vậy”. Đây là điều hoàn toàn không nên tạo ra trong suy nghĩ của trẻ.

Dịu dàng với bé

Khi bạn hỏi bé những câu hỏi đơn giản, nhưng lại quan trọng, bé thường không muốn trả lời. Tuy nhiên nếu bạn hỏi bé với một giọng dịu dàng và nựng bé: “Con tên là gì? Con bao nhiêu tuổi? Con đang sống ở đâu?”, bé sẽ tỏ ra thích thú khi trả lời về mình.

10 điều cần nhớ khi chơi với trẻ

Khen đúng lúc

Khi bé làm được điều tốt đừng ngại ngần khen bé. Với những trò chơi phát triển và đồ chơi lắp ráp, bạn hãy tỏ thái độ khuyến khích: “Con giỏi lắm, mẹ đã làm được, con hãy thử làm như mẹ xem. Mẹ rất vui nếu con làm được như mẹ”. Và bạn đừng quên vỗ tay khuyến khích trẻ hành động.

Phát triển trí tưởng tượng ở bé

Có rất nhiều định hướng sáng tạo có thể phát triển ở trò chơi nặn hình. Bé sẽ tỏ ra rất thán phục nếu từ một mẩu đất nặn thành hình con cún, và từ con cún lại nặn thành hình cây nấm…

Bạn có thể vận dụng hội hoạ để dạy bé biết cách tưởng tượng. Hãy hỏi xem bé đang vẽ cái gì. Nếu bé không trả lời được, hãy đưa ra những giả thuyết gợi ý cho bé.

Không phân biệt các đồ chơi trẻ em

Không nên phân biệt các trò chơi chỉ dành cho bé gái hay bé trai: búp bê, ôtô hay xếp hình… Tránh bắt các bé trai chỉ được hạn chế chơi các đồ thuộc về kỹ thuật. Lý do là khi chơi búp bê, các bé thường có xu hướng đồng nhất mình vớ nó. Bé sẽ tưởng tượng khi cho búp bê đi trên ôtô, cho búp bê ngủ hay tắm…

Mang lại cho bé niềm vui thích nhất

Ví dụ như bé muốn chơi các đồ chơi về ôtô, máy móc, hãy vừa chơi, vừa trò chuyện với bé: Ôtô thì như thế nào, nó có thể đi đến đâu. Khi thích chơi một trò nào, bé nhận biết được nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến trò chơi đó.

Đồ chơi trẻ em cần được xếp gọn gàng

Tốt nhất là hình thành thói quen này cho bé trước 4-5 tuổi. Khi nào hết giờ chơi, hãy hướng dẫn bé xếp đồ vào giỏ, hộp.

Tạo mong muốn được chơi

Khi bạn mua cho bé một món đồ chơi trẻ em quá phức tạp hoặc bé không thích, hãy tạm thời đưa nó cho một người bạn hàng xóm của bé, hoặc cất ở một vị trí nào đó mà bé thường nhìn thấy. Chính điều đó sẽ tạo cho bé mong muốn được chơi đồ chơi này.

Đồ chơi phong phú và đa dạng

Các đồ chơi khác nhau có tác dụng giúp bé phát triển toàn diện. Đặc biệt bạn nên chú ý đến các trò chơi liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật, toán học, ngôn ngữ, địa lý. Hãy giúp bé làm quen với những khái niệm bé chưa biết. Tuy nhiên, bạn cần tính đến sự phù hợp của đồ chơi với lứa tuổi của bé.

Trò chơi độc lập

Không nên tỏ ra vội vàng và buồn phiền khi bé không thích tự chơi một mình. Tốt nhất, bạn nên hướng dẫn bé chơi, chắc chắn bé sẽ học được cách chơi, từ đó rèn được tính độc lập.

Xem nhiều bài viết khác với danh mục phát triển kỹ năng tại babycuatoi.vn:

Bình luận và đánh giá

5/5

1 đánh giá và nhận xét

5 sao
1
4 sao
0
3 sao
0
2 sao
0
1 sao
0

Viết đánh giá

Đánh giá

Thêm ảnh

GGuest

Cảm ơn bài viết hữu ích của shop

Copyright © 2019 babycuatoi.vn Alright reversed. Designed by Sudo

Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

1800.6598

Chat với chúng tôi qua zalo

Chat ngay để nhận tư vấn

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau