Khu vực
Hà Nội
22/02/2023 12:02
Phương châm 4 tại chỗ được đưa ra nhằm giảm thiểu hậu quả của những thiên tai, trong bối cảnh Việt Nam là thường xuyên phải hứng chịu nhiều thiên tại, nhất là các người dân ở miền trung. Với phương châm này người dân sẽ biết phải làm gì khi gặp thiên tai, biết chuẩn bị vật liệu gì cần thiết như thuyền, đồ ăn, đồ dùng y tế...
Phương châm 4 tại chỗ có thể hiểu chung là mỗi hộ gia đình, mỗi địa phương cần phải tự chuẩn bị cho mình đầy đủ những gì cần thiết nhất để thực hiện việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai xảy ra ở địa phương tại bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu cứu trợ cho bản thân gia đình hoặc địa phương mình, sẵn sàng hỗ trợ các gia đình và địa phương khác trước khi các lực lượng bên ngoài đến hỗ trợ.
“Phương châm bốn tại chỗ” bao gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tự tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Để phát huy hiệu quả ở mức cao nhất, “Phương châm bốn tại chỗ” phải được thực hiện đồng thời cả bốn yếu tố và các yếu tố có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Nếu một trong số các yếu tố không được làm tốt thì kết quả cũng không đạt được như mong muốn.
Trong bốn yếu tố của “Phương châm bốn tại chỗ”, khi áp dụng không được tuyệt đối hóa vai trò của bất kỳ yếu tố nào và bốn yếu tố đều có tầm quan trọng như nhau, không yếu tố nào có thể quyết định được yếu tố nào.
Trước khi thiên tai xảy ra, người đứng đầu trong mỗi hộ gia đình phải dự tính trước những vấn đề có thể xảy ra đối với gia đình mình; kiểm tra, thống kê lại những phương tiện, vật tư, các nhu yếu phẩm thiết yếu đã có hoặc phải chuẩn bị thêm để đối phó với thiên tai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình thực hiện chuẩn bị trước. Trong thiên tai người chỉ huy có nhiệm vụ chỉ đạo gia đình ứng phó với thiên tai như cứu hộ, cứu nạn những thành viên trong gia đình.
- Chủ động theo dõi sát sao tình hình thiên tai, điều kiện tự nhiên xã hội tại các cụm, tuyến dân cư trọng điểm trên địa bàn.
- Phân công giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người trong gia đình.
- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với những thành viên khác trong và ngoài gia đình
- Tổ chức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho người nhà về thiên tai, cách thức phòng, chống.
- Chỉ đạo lên các phương án di dời hợp lý, phương tiện, thời điểm và hậu cần phục vụ công tác di dời trong những trường hợp khẩn cấp
- Trong thiên tai, người chỉ huy phải bám vào phương án đã xây dựng để ra quyết định tại chỗ theo tình hình thực tế
- Chủ động theo dõi sát sao tình hình thiên tai, các thành viên trong gia đình diện gặp nguy hiểm cần cứu nạn hoặc di dời khẩn cấp.
- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách tiếp tục bám trụ tại địa bàn, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây, kê kích các vật dụng gia đình,.. tham gia sơ tán ra khỏi vùng nguy hiểm, tham gia cứu người, tài sản, cứu hộ các công trình phòng, chống lụt bão đang bị sự cố,…
- Chủ động phối kết hợp chặt chẽ với các thành viên khác, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tổ chức cứu hộ, cứu nạn.
- Chỉ đạo cung cấp lương thực, thuốc men, chăn màn quần áo cho dân tại các điểm sơ tán.
- Chỉ đạo tiếp tục cập nhật nhu cầu cứu trợ lương thực, thuốc men v.v cho gia đònh và có phương án đối phó kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường chỉ đạo khôi phục lại cuộc sống kể cả sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ đạo khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn.
- Chủ động phối kết hợp và yêu cầu trợ giúp từ bên ngoài như xã, huyện, các đội tình nguyện,...
Trong công tác phòng chống thiên tai, với các hộ gia đình thì lực lượng tại chỗ là những lao động chính, những người có sức khỏe, nhanh nhẹn để có thể ứng phó trong thiên tai, cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn tính mạng cho các thành viên trong gia đình và sẵn sàng hỗ trợ chính quyền địa phương khi cần huy động.
- Xác định các thành viên tham gia công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn và các lực lượng dự bị khi cần thiết.
- Phân công và nhận nhiệm vụ cụ thể cho từng người, như ai để ý ai, số người tham gia, phương tiện vật tư cần thiết.
- Nếu có điều kiện thì tích cực tập dượt, rèn luyện các kỹ năng phòng, chống thiên tai, cụ thể là cứu hộ, cứu nạn cần thiết trước khi nhận nhiệm vụ theo kế hoạch của địa phương
- Các lực lượng chuyên trách như điện lực, cung cấp nước, thông tin liên lạc thực hiện các phương án cụ thể đối phó với tình huống thiên tai.
- Tập trung, phân bổ các thành viên hỗ trợ di dời
- Tiếp tục theo dõi thời thiết; Trong trường hợp phát sinh tình huống khẩn cấp thì tích cực đối phó, phối hợp.
- Tiếp tục tìm kiếm lương thực, thuốc men v.v cho các thành viên nếu cần thiết.
- Chủ động di chuyển về nhà; khắc phục nhà cửa, giếng nước, chuồng trại v.v cho dân; ổn định nơi ăn chốn ở.
- Nhanh chóng khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn.
Yêu cầu mỗi hộ gia đình phải chuẩn bị các phương tiện cá nhân để có thể tự cứu hộ và tự di dời như thuyền, xuồng, ghe, bè, mảng v.v. và các thiết bị đảm bảo an toàn cho gia đình mình như áo phao, nơi tạm trú, tạm tránh v.v.
- Căn cứ tình hình thiên tai mà chủ động bố trí, dự phòng các loại phương tiện, vật tư cần thiết.
- Lên danh sách các trang thiết bị, phương tiện, vật tư sẵn có, đồng thời có kế hoạch bổ sung nếu cần thiết.
- Kiểm tra chức năng hoạt động của các phương tiện và có phương án sửa chữa trước thiên tai.
- Chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, cứu nạn cần thiết đặc biệt là áo phao cứu sinh, thuyền hơi,...
Thuyền hơi INTEX với đủ kích thước thuyền, tải trọng tới 500kg, (Xem thuyền hơi tại đây)
Lũ lụt thì phao bơi cứu sinh đặc biệt quan trọng, luôn có sẵn trong nhà, cần chú ý đúng size theo cân nặng mỗi người để đảm bảo mặc không bị rộng quá hoặc chặt quá
- Huy động, linh hoạt sử dụng các phương tiện, vật tư đã lên danh sách từ trước.
- Sẵn sàng các phương tiện cần thiết cho việc cứu hộ, cứu nạn các thành viên kịp thời, hiệu quả.
- Sử dụng các phương tiện, vật tư tại chỗ kết hợp với phương tiện cứu trợ khôi phục các dịch vụ thiết yếu như nước sạch, điện, đường, trường, trạm trên địa bàn.
- Huy động phương tiện, vật tư tại chỗ như: dọn dẹp cây cối, rác,.. xung quanh nơi ở
Từng hộ gia đình phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước sạch, chất đốt đảm bảo đủ dùng cho gia đình mình càng dài càng tốt (tương ứng với thời gian kéo dài của những trận lũ đã từng xảy ra ở địa phương) hoặc ít nhất cũng phải đảm bảo trong khoảng thời gian thiên tai xảy ra mà chưa có sự cứu trợ.
- Chủ động dự trữ lương thực, thuốc men, nước, dầu đèn và các vật dụng gia đình cần thiết.
- Theo nguyên tắc thì lượng nước uống, lương thực phải đủ cho địa phương trong ít nhất là 07 ngày trong trường hợp khẩn cấp.
- Phân bổ lương thực, thuốc men, và các vật dụng gia đình cần thiết cho các thành viên tại điểm sơ tán
- Tiếp tục theo dõi nắm tình hìnhcác thành viên cần cứu hộ khẩn cấp, nhu cầu thiết yếu của gia đình bám trụ lại điểm sơ tán
- Tiếp tục tìm kiếm, xin cứu trợ lương thực, thuốc men v.v cho thành viên gia đình nếu cần thiết.
- Tìm phương án phục hồi sinh kế cho gia đình mình.
Đây là vật dụng rất quan trọng trong mùa mưa lũ, vì rất có thể nước sẽ ngập lên rất cao. Trong trường hợp đó, dù bạn có biết bơi hay không biết bởi đều rất nguy hiểm nên phao sẽ cứu chúng ta không bị nhấn chìm trong nước.
Khi nước lên cao thì đây là phương tiện di chuyển chính chứ không phải là xe máy hay oto. Bạn sẽ cần di chuyển đến những nơi an toàn, di chuyển để tìm kiếm đồ ăn, nước uống và các hỗ trợ từ những người khác.
Về thức ăn, người dân nên chủ động chuẩn bị thêm đồ ăn, nên có cả đồ ăn khô vì trong trường hợp mưa lũ kéo dài điện sẽ bị cắt, cũng không thể đun nấu được. Còn sau khi bão lũ qua đi, người dân cũng nên chú ý vệ sinh, phân tách đồ ăn để tránh các trường hợp ngộ độc và bệnh dịch.
Một số loại đồ khô nên có trong ngày mưa bão bao gồm: cá khô, mỳ ăn liền, các loại đồ hộp như thịt hộp, cá hộp, xúc xích ăn liền, ruốc và các loại bánh mỳ, bánh ngọt, sữa đặc.
Trước tiên các gia đình nên có biện pháp trữ nước sạch trong bể, thùng, xô chậu ... phòng trường hợp bị cắt nước. Ngoài ra phải chuẩn bị nhiều nước uống đóng chai, nước quả đóng chai và sữa đóng hộp. Tất cả đều được bảo quản ở nơi khô ráo để khi cần thiết có thể dễ dàng sử dụng. Không nên để ở những nơi dễ bị ngập nước trong nhà.
Đối với một người trong một ngày nên có ít nhất 3 lít nước, hoặc 45 lít nước cho một gia đình bốn người và tốt hơn hết bạn nên dự trữ nước uống trong thời gian ít nhất ba ngày đề phòng những trường hợp khẩn cấp (hãy đề phòng cả trường hợp bạn không thể đun nước uống)
Hi vọng với bài viết này, người dân sẽ hiểu hơn về phương châm 4 tại chỗ để giảm thiểu những thiệu hại do thiên tại như bão, lũ lụt,...
1 đánh giá và nhận xét
GGuest
Cảm ơn Baby của tôi đã chia sẻ bài viết hữu ích
0 Thích
Copyright © 2019 babycuatoi.vn Alright reversed. Designed by Sudo
Bạn vui lòng kiểm tra email vừa đăng ký để xác thực tài khoản.
Thành công
Thất bại
Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau
Viết đánh giá
Đánh giá