baby-cuatoi

Hướng dẫn trẻ xem ti vi và chơi game đúng cách

29/01/2024 08:01

<Đồ chơi trẻ em>"Xem ti vi và chơi game có ý nghĩa khi trẻ thực hiện điều này có chừng mực và người lớn phải biết chọn chương trình phù hợp với trẻ, đồng thời hướng dẫn cách tiếp cận kiến thức. Nếu không, trẻ sẽ có suy nghĩ và hành vị hoàn toàn lệch lạc" - bác sĩ Thanh khẳng định. 

Theo bác sĩ Thanh, ở trẻ 3 tuổi, cha mẹ cần đặt câu hỏi về những điều trẻ thấy trong ti vi, vi tính và sách. Khi trẻ nói một từ, cha mẹ nên thêm từ khác vào. Ví dụ như trẻ nhìn thấy con chó, phụ huynh nên thêm vào những đặc điểm khác như "chó đốm", "chó sủa" ... để thế giới ngôn từ của trẻ thêm phong phú. 

Nên chọn chương trình ca nhạc phù hợp và động viên trẻ hát theo, múa theo, thay vì chỉ ngồi yên thụ động. Nếu cần, cha mẹ cũng nên múa hát theo con. 

Cũng cần chỉ cho trẻ biết màu sắc bằng cách trỏ vào những gì có trên ti vi, trong game như, "con số đó là số mấy?"; "cửa này hình chữ nhật hay hình tròn?"; "Đôi giày kia màu gì?" ... Qua cách hướng dẫn này, trẻ sẽ mở rộng hiểu biết và có thể áp dụng kiến thức này vào thực tế. 

"Khi con nảy ra những nghi vấn trong lúc xem hoặc chơi như: "Ai?"; "cái gì?"; "Tại sao?", phụ huynh cần tỉ mỉ giải thích, nhất là việc tại sao nhân vật đó lại làm như vậy? Tại sao hai người trong phim lại cãi nhau, yêu thương nhau ... Trong lúc xem, cần khuyến khích trẻ nên làm theo những điều tốt và ngược lại. Việc hướng dẫn bé trai làm cả những công việc của bé gái và ngược lại là thật sự cần thiết. Điều tránh tránh suy nghĩ theo kiểu "việc đó không phải của con", bác sĩ Thanh khuyên. 

Với trẻ 4 tuổi, việc tìm các chương trình dạy số, dạy xếp chữ, dạy xếp đồ vật từ lớn nhất đến nhỏ nhất, từ xa đến gần, theo bà Thanh, là hết sức cần thiết vì giai đoạn này, trẻ có nhu cầu tìm hiểu những kiến thức cao hơn.

Không nên cho trẻ xem những bộ phim, những chương trình có nội dung gây sợ hãi, nhất là trước giờ ngủ. Nếu trẻ trót sợ, nên trấn an bằng cách ôm vào lòng ... Việc cho các cháu xem các chương trình quá đáng sợ sẽ khiến trẻ không có giấc ngủ ngon.

Khi trẻ thấy một nhân vật nào đó trong các chương trình có bản chất hung hăng, bạo lực hoặc những tình huống xung đột quá căng thẳng, rồi mang những hành động này áp dụng với cha mẹ, anh chị, phụ huynh nên giải thích bằng lời cho trẻ hiểu. Hướng dẫn cho con cách giải quyết bằng lời lẽ thay vì dùng tay chân. Nếu được, nên cho trẻ đóng vai một nhân vật đó để trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng.

Khi lên 5, trí não của bé đã phát triển ở mức cao hơn, phụ huynh nên yêu cầu con kể lại câu chuyện đang xem hoặc đang chơi; chọn những trò chơi mà trẻ có thể đặt ra luật chơi.

Đây cũng là thời điểm mà phụ huynh có thể chọn những chương trình có nội dung giúp trẻ biết được quy luật "nguyên nhân - hậu quả" như: làm điều tốt thì sẽ được giúp đỡ; làm điều xấu là không nên; giải thích những hành động đúng - sai của nhân vật, từ đó giúp trẻ xây dựng hành vi.

Ngoài những điều cần làm, theo bác sĩ Thanh, phụ huynh cần tránh những điều sau, bởi chúng có thể khiến trẻ hình thành nhân cách xấu, hoặc có những hành vi bạo lực.

Đầu tiên là việc kiểm duyệt nội dung chương trình xem và chơi. Bố mẹ phải tuyệt đối không để con xem hoặc chơi những phim, game đồ chơi trẻ em có tính bạo lực hoặc tình cảm ướt át vì ở độ tuổi này trẻ rất dễ bắt chước.

Thời lượng xem ti vi hoặc chơi game cần phải được khống chế đến mức tối đa. Tốt nhất mỗi ngày chỉ nên xem vài mươi phút. Đặc biệt, không nên chủ quan cho trẻ thức khuya xem hoặc chơi vào những ngày cuối tuần, vì có thể ảnh hưởng đến việc học hành ở đầu tuần sau.

Cha mẹ cũng cần tránh dùng ti vi hoặc game để thưởng phạt. Ví dụ cách dạy, con ngoan mẹ sẽ cho coi ti vi, hoặc nếu không ngoan mẹ không cho chơi game. Vì cách dạy này khiến trẻ hành động không còn do tự ý thức, tự nguyện. Việc vì muốn dỗ trẻ ăn không quấy mà cho trẻ xem ti vi trong lúc ăn cũng là một sai lầm vì việc ăn sẽ không còn hiệu quả, hoặc kéo dài thời gian khiến sau này trẻ sẽ ăn chậm, hoặc không có ti vi thì không chịu ăn.

Điều tối kỵ tiếp theo là không được đặt ti vi ở phòng ngủ của trẻ. Việc làm này sẽ khiến trẻ nhanh chóng bị nghiện, khi mà các chương trình truyền hình ngày này quá phong phú và cha mẹ không thể quản lý hết được.

Cuối cùng, để hạn chế việc trẻ nghiện xem ti vi hoặc chơi game, ngoài việc tổ chức cho trẻ tham gia những hoạt động khác như vẽ tranh, đọc truyện, chơi thể thao, chơi đồ chơi trẻ em ... cha mẹ cần phải làm gương cho con cái. 

"Một số người mong con không xem ti vi hoặc chơi game mà mình thì cứ chơi cứ xem, cứ mở ti vi suốt ngày, thậm chí còn xem những chương trình có nội dung không phù hợp với trẻ sẽ trẻ trở nên bất trị và dễ có suy nghĩ "cha mẹ làm được tại sao lại cấm con", bác sĩ Thanh nói.

Xem nhiều bài viết khác với danh mục phát triển kỹ năng tại babycuatoi.vn:

Bình luận và đánh giá

5/5

1 đánh giá và nhận xét

5 sao
1
4 sao
0
3 sao
0
2 sao
0
1 sao
0

Viết đánh giá

Đánh giá

Thêm ảnh

GGuest

Cảm ơn bài viết hữu ích của shop

Copyright © 2019 babycuatoi.vn Alright reversed. Designed by Sudo

Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

1800.6598

Chat với chúng tôi qua zalo

Chat ngay để nhận tư vấn

Thành công

Thất bại

Hệ thống gặp lỗi, vui lòng thử lại sau